Reading được đánh giá là kỹ năng dễ ôn tập để tăng band nhất trong IELTS.
Không ít thí sinh đã đạt aim overall nhờ vào điểm Reading. Nói cách khác, IELTS Reading đã cứu nguy không ít trường hợp trong bài thi chứng chỉ IELTS. Mà để làm tốt phần thi này, quan trọng nhất là sự kiên trì, bền bỉ và có chiến lược ôn tập đúng đắn.
Mình đã đạt 8.5 Reading trong lần thi IELTS gần đây chỉ sau thời gian 3 tháng ôn tập. Để đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn như vậy, mình đã lên kế hoạch kỹ cho các giai đoạn (đọc bài chia sẻ về kế hoạch ôn luyện IELTS tại đây), thử nghiệm để tìm được phương pháp và chiến thuật làm bài phù hợp nhất.
Vậy chiến thuật mình đã áp dụng là gì để tăng band trong thời gian ngắn như vậy?
NẮM ĐƯỢC TỔNG QUAN PHẦN READING
Khác với Listening có khoảng 30 giây để đọc câu hỏi mỗi phần, thời gian trong Reading không được phân chia cụ thể như vậy. Bạn phải là người tự quản lý và kiểm soát thời gian để tận dụng tốt nhất cho bài đọc.
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu nói hoàn toàn phù hợp với phần thi này. Nắm được việc bạn sẽ phải đối mặt với nội dung đọc gì, yêu cầu và dạng bài gì sẽ giúp bạn phân chia được thời gian phù hợp.
Mình thường dành 60s để xem lướt 3 reading section, xác định độ dài, topic bài đọc và dạng câu hỏi xuất hiện trong bài. Lý do cho việc tìm hiểu topic và dạng bài là nó sẽ giúp mình chuẩn bị tâm lý và điều chỉnh thời gian hợp lý. Có những topic quen thuộc (ví dụ về Education, Environment,…) thì tốc độ đọc hiểu nhanh hơn các topic lạ, chứa nhiều thuật ngữ chuyên ngành (Technology, Psychology, Universe,…). Điều này đồng nghĩa với việc mình sẽ cần ít thời gian cho những bài quen thuộc hơn và tăng thời gian cho các bài khó.
Ngoài ra xác định dạng câu hỏi cũng quan trọng không kém.
Ví dụ: Nếu trong reading section xuất hiện những câu hỏi tricky như matching features, T/F/NG,… mình thường sẽ dành thêm thời gian (khoảng 3-5 phút) để đọc kỹ hơn.
LUÔN ĐỌC HEADING – SUBHEADING
Đọc heading và subheading (nếu có) trong bài sẽ giúp bạn dự đoán được nội dung sẽ xuất hiện. Việc nắm được subheading cũng hỗ trợ một số dạng câu hỏi nhất định, đặc biệt là câu hỏi cần scanning trong một đoạn cụ thể như T/F/NG, Multiple Choice
Nếu không có heading và subheading thì làm thế nào?
Hãy skimming – đọc lướt nhanh cả bài. Cách tốt nhất là đọc 1-2 câu đầu và đọc câu cuối mỗi đoạn, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nội dung bài.
ĐỌC KỸ ĐỀ BÀI, DÙ ĐÃ LUYỆN ĐỀ RẤT NHIỀU
Cách tiết kiệm thời gian nhất là hiểu kĩ yêu cầu đề bài. Tránh việc làm nhầm khiến bạn phải làm lại từ đầu
Ví dụ: Dạng T/F/NG và Y/N/NG
Ví dụ: Chart/Table Completion (NO MORE THAN…. WORDS)
Đồng thời, hãy đọc kĩ và xác định keyword cho câu hỏi. Chỉ khi bạn thực sự hiểu câu hỏi về vấn đề gì thì mới quay lại bài đọc tìm kiếm đáp án. Nhiều bạn chỉ lướt vội câu hỏi để nhanh chóng tìm thông tin trong bài. Điều này là hoàn toàn không nên vì việc không hiểu câu hỏi có thể khiến bạn tìm sai, hoặc thậm chí không tìm thấy thông tin cần thiết và tốn thời gian vô ích.
SCANNING
Mình thường scan kĩ câu đầu tiên trong mỗi dạng câu hỏi. Bởi thông tin thường xuất hiện theo thứ tự, ngoại trừ dạng bài về Matching. Việc xác định chính xác đoạn văn có chứa câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên giúp mình xử lý các câu hỏi tiếp theo dễ dàng hơn.
Đọc thêm về kỹ năng Skimming & Scanning
CHỮA BÀI CHI TIẾT X3 KHI LUYỆN ĐỀ
Đây mới là phần giúp mình tăng band Reading một cách nhanh chóng. Thay vì dành nhiều thời gian làm đề liên tục, mình tập trung nhiều hơn vào chữa đề và học từ những lỗi sai.
Chữa đề không chỉ là phân tích câu sai, bạn cần phân tích các đáp án đúng. Hãy xem cách xác định đáp án trong giải đề có giống như cách bạn tìm kiếm thông tin trong bài không. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi chép lại lỗi sai, đây là cách để bạn nhớ thêm một lần lý do mình làm sai và không mắc các lỗi tương tự nữa.
Ngoài ra đừng quên ghi chép các từ vựng từ bài đọc để học từ nhé. Việc học từ theo từng chủ đề sẽ hỗ trợ bạn trong việc cải thiện các kỹ năng khác nữa.
DOUBLE CHECK, THẬM CHÍ TRIPLE CHECK
Đừng bao giờ để phí thời gian sau khi hoàn thành bài dù bạn đã làm xong hết các câu hỏi. Hãy tận dụng những phút cuối để
- Đọc lại đề bài, yêu cầu dạng bài xem mình đã thực hiện đúng chưa
- Xem lại các đáp án còn phân vân
- Kiểm tra lại đáp án đã điền trong answer sheet, đừng để mất điểm oan ức chỉ vì điền sai thứ tự câu hoặc sai chính tả nhé
Đừng bao giờ nộp bài mà chưa kịp kiểm tra lại lần cuối. Nếu bạn thường xuyên mắc phải vấn đề này trong thời gian ôn tập, hãy thử đổi cách chia thời gian. Giới hạn thời gian làm bài khoảng 45 phút cho 3 section, 15 phút cuối giờ sẽ là thời gian để bạn kiểm tra bài và điền đáp án.
Đọc thêm bài viết về Phân chia thời gian Reading hiệu quả nhất của mình tại đây.
Lưu ý:
- Đừng để trống, hãy luôn cho câu hỏi một đáp án. Nếu bạn không chắc chắn về đáp án đó, hoặc phân vân giữa hai đáp án, hãy viết vào cả hai vào trong khi làm bài. Để khi rà soát lại, bạn chỉ cần cân nhắc lựa chọn giữa 2 đáp án thay vì 4 đáp án như ban đầu.
- Điền những đáp án đã chắc chắn 100% vào Answer Sheet trước, sau đó mới quay trở lại làm các câu khó.
- Sử dụng bút hoặc tay để follow nội dung nếu như bạn thường bị loạn mắt khi đọc như mình. Điều này sẽ khiến tốc độ bạn chậm đi đôi chút nhưng lại tập trung cao hơn và hiểu rõ hơn.
- Đánh dấu phần thông tin cung cấp đáp án trong bài để khi rà soát lại bạn sẽ xác định được vị trí đã cho mình đáp án để recheck xem đã chính xác chưa.
IELTS Reading là một kỹ năng dễ lên band nhưng lại cần sự kiên trì, phân chia thời gian hợp lý và phương pháp làm bài phù hợp. Đừng ngại thử các phương pháp để tìm ra cách làm bài phù hợp và nhanh nhất nhé.
Hãy subcribe blog và theo dõi mình tại Grow With Anna để đọc thêm các viết khác về IELTS và học tiếng Anh