Ở thời điểm hiện tại, mình đang trong kì học mùa xuân (Spring Term). Vậy là một nửa chặng đường học Thạc sĩ của mình đã qua. Không dám nói là mình đã hoàn toàn hoà nhập với cuộc sống tại Ireland, nhưng mình đã thay đổi bản thân khá nhiều. Nhớ lại khoảng thời gian này năm ngoái, mình vừa ăn Tết vừa ‘vắt chân lên cổ’ ôn IELTS và chuẩn bị 7749 thứ khác để apply Chương trình Thạc sĩ. Mình đã chuẩn bị những gì mà bận rộn thế?
1. IELTS hoặc một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác
Fun story về chứng chỉ IELTS của mình. Mục tiêu của mình thi IELTS chỉ là để nộp chứng chỉ cho chương trình học Thạc. Mình đã khá stress trong quá trình ôn. Nhưng stress không phải vì sợ trượt aim. Trước khi ôn thi, mình đã làm bài thi thử và hoàn toàn đạt mốc 6.5 chương trình yêu cầu. Mình stress vì số tiền gần 5 triệu và chiếc bằng Cử nhân Xuất sắc vừa nhận đợt tháng 10. Với cái mác học 4 năm Ngôn Ngữ Anh mà chỉ vừa đạt 6.5 thì có chút không biết giấu mặt đi đâu. Vậy là mình quyết tâm cày quốc để đạt 8.0.
IELTS (hoặc một chứng chỉ ngoại ngữ khác tuỳ theo trường yêu cầu) là điều kiện cần để hồ sơ được thông qua. IELTS đạt đủ điều kiện trường yêu cầu không có nghĩa là bạn sẽ đỗ chương trình Thạc sĩ. Nó chỉ quyết định hồ sơ của bạn có đến được tay hội đồng xét duyệt không thôi.
Đương nhiên không phải chương trình nào cũng yêu cầu IELTS 6.5. Theo mình biết, những chương trình liên quan đến giáo dục giảng dạy tiếng Anh ở một số nước sẽ yêu cầu từ 7.0 trở lên và có thêm quy định bắt buộc về điểm thành phần.
IELTS không phải yếu tố quan trọng nhất nhưng sẽ ngốn của bạn khá nhiều thời gian. Đặc biệt với ai tiếng Anh không tốt, hoặc không sử dụng ngôn ngữ này trong thời gian dài. Mình ôn IELTS trong 3 tháng và đạt 8.0 như hy vọng. Hard work pays off.
Quá trình, tài liệu và phương pháp ôn tập, bạn có thể đọc thêm các bài viết của mình tại Fanpage Grow With Anna hoặc blog growithanna.com nhé!
Lời khuyên nho nhỏ từ mình, nếu có thể thi sớm thì hãy thi luôn nhé. Thời gian còn lại bạn có thể dành cho những tài liệu quan trọng hơn. Việc thi sớm sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực tâm lí và còn có thể có thời gian thi lại nếu chưa đạt aim.
2. Motivation Letter/Personal Letter/Statement of Purpose (SOP)
Tuỳ vào từng quốc gia sẽ có cách gọi khác nhau. Đôi khi Personal Letter và Statement of Purpose cũng là hai tài liệu được yêu cầu nộp riêng biệt. Mình sẽ gọi chúng với cái tên chung ‘Thư động lực’.
Đối với mình thì đây là tài liệu quan trọng nhất. Như tên gọi, trong tài liệu này, bạn sẽ bày tỏ nguyện vọng, động lực thúc đẩy bạn lựa chọn ngành này, trường này, thuyết phục hội đồng xét tuyển tại sao bạn lại là một ứng viên tiềm năng, tại sao nên lựa chọn bạn.
Đọc thêm Mình Lựa Chọn Học Thạc Sĩ Tại Ireland (P2)
Một bức thư động lực tốt theo mình cần đảm bảo 3 keywords ‘cô đọng’, ‘thuyết phục’, và ‘khác biệt’. Bài viết tiếp theo của mình sẽ giải thích cụ thể cách mình đưa 3 keywords này vào motivation letter để thành công nhận được offers từ trường.
Tuỳ theo yêu cầu từng trường mà thư động lực sẽ có giới hạn từ khác nhau. Thường thì số lượng từ sẽ nằm trong khoảng 500 words. Cách thức viết motivation letter cũng khác nhau tuỳ hội đồng xét tuyển.
Trong số các trường mình đã apply, có University of Bristol, UCD, TCD đưa ra câu hỏi bạn cần trả lời trong thư. Một vài trường khác sẽ chỉ yêu cầu bạn nộp 1 personal statement. Điều này có nghĩa bạn được tự do lựa chọn nội dung viết trong thư. Nhưng đây cũng là một thách thức khi bức thư phải vừa có sự liên kết, vừa đúng đủ ý mà lại nổi bật với hội đồng xét tuyển.
Một số câu hỏi cơ bản trong SOP:
- State your reasons for wishing to undertake this program? (Lí do và động lực bạn lựa chọn khoá học này)
- What are your personalities that are suitable for this program? (Đặc điểm nào của bạn phù hợp với chương trình)
- How would you like to see your career develop over the next 5 years? (Dự tính công việc trong 5 năm tới)
- Why you should be selected above other applicants? (Tại sao bạn là một ứng viên tiềm năm/Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn)
Mình đã viết thư động lực trong khoảng 1 tháng. Thời gian có thể lâu hơn nếu bạn apply nhiều hơn một trường. Motivation letter không nên giống hệt nhau mà cần được customize theo yêu cầu từng ngành, từng trường. Ngoài ra thì có một mentor sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc hướng dẫn, feedback nội dung.
Một lỗi sai dễ mắc phải nhất khi viết thư động lực là xa đà vào kể quá nhiều, thể hiện một cách tiêu cực hay đưa ra lí do quá chung chung. Ví dụ như động lực tìm được một công việc tốt sau khi ra trường là điều mà hầu như ai cũng mong muốn. Làm sao hội đồng xét tuyển có thể nhớ đến bạn trong hàng ngàn hồ sơ nếu lí do của bạn như bao người khác.
Quá trình chuẩn bị những tài liệu còn lại sẽ được đề cập đến ở bài viết tiếp theo nhé! Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ích được bạn trong quá trình làm hồ sơ.