Chỉ với 7 ngày trước thi để hệ thống toàn bộ kiến thức IELTS Writing mà vẫn đảm bảo đạt aim 6.5, liệu có thể không?
Có thể, vì đây là trải nghiệm của chính bản thân mình.
Bài viết này không nhằm truyền tải thông tin sai lệch rằng chỉ cần 7 ngày ôn Writing là bất cứ có thể đạt 6.5 hay Writing không phải kĩ năng quan trọng. Bài viết sẽ phù hợp với đối tượng có background knowledge (kiến thức nền), bị giới hạn thời gian, và chỉ aim 6.5 Writing như mình.
Background của mình trước khi ôn thi IELTS
Mình đã có 4 năm theo học chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh và đạt bằng Cử nhân Xuất sắc khi ra trường. Dù những gì mình học không phục vụ cho thi IELTS, nhưng có thể nói mình đã có kiến thức và kĩ năng tiếng Anh nhất định.
Vì vậy, điều mình cần làm là tổng hợp kiến thức và luyện đề thật nhiều để quen với format đề thi IELTS. Nếu bạn cũng có background và mục tiêu như mình thì tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
Mình chỉ aim 6.5 Writing?
Cả 4 kĩ năng mình đều đặt ra band điểm minimum và maximum mình có thể đạt được. Minimum band nhằm đảm bảo đáp ứng được tiêu chí cho những hoạt động cần chứng chỉ IELTS. Ví dụ như xét tuyển bậc Thạc sĩ, hoặc ứng tuyển một vị trí công việc cần sử dụng tiếng Anh. Còn mức điểm maximum được ước tính dựa trên khoảng thời gian mình có thể dành ra để ôn tập kĩ năng đó. Ngoài ra thì mức điểm maximum sẽ tạo cho mình động lực phấn đấu để đạt thành tích hơn. Đối với Writing skill, mình đặt mục tiêu trong khoảng 6.5 – 7.0. Như vậy mình hoàn toàn hài lòng với việc đạt band minimum.
Mình đã không dành nhiều thời gian hệ thống kiến thức hơn, tại sao?
Writing không phải là kĩ năng có thể lên band một cách nhanh chóng. Vậy nên mình lựa chọn tập trung vào những skills giúp mình tăng overall band. Một lí do khác là mình ôn thi khá gấp đồng thời làm hồ sơ cho chương trình Thạc sĩ nên mình không thể dành quá nhiều thời gian cho IELTS.
Và đây là cách mình phân chia thời gian để hệ thống kiến thức ôn tập band 6.5 Writing
Ngày 1: Writing Task 1
Mình tổng hợp các dạng biểu đồ xuất hiện trong Writing Task 1. Phân tích câu hỏi và cấu trúc trình bày, đồng thời phân tích Task 1 Band Descriptors. Khi nắm được những yêu cầu về Task Achievement, Grammar, Vocabulary, và Coherence and Cohesion, mình sẽ đảm bảo được cần đưa những gì vào Writing Task 1 để đạt band.
Ngày 2: Writing Task 1
Tập trung tìm hiểu cách viết Writing Task 1. Cụ thể thì mình sẽ phân tích chi tiết bố cục bài viết gồm 3 phần: Overall, Body 1, Body 2. Ngoài ra, mình cũng tổng hợp list từ vựng và các cấu trúc câu phổ biến áp dụng cho Task 1. Những cấu trúc câu này đều từ các bài viết mẫu đạt điểm cao trong các kì thi thật.
Trong ngày 2 này, mình tập trung chính vào hai dạng Bar Chart và Graph. Quy trình ôn tập gồm đọc bài mẫu, lên outline và viết bài, và tự chữa bài theo đáp án. Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao mình lại đọc bài mẫu trước khi viết. Như vậy có tính là đạo ý tưởng hay ảnh hưởng tới tư duy của mình không? Câu trả lời là không. Mình sẽ giải thích những lợi ích của việc đọc sample trước khi viết bài ở bài viết tiếp theo. Hãy bấm theo dõi blog Grow With Anna để nhận được thông báo nhé.
Ngày 3: Writing Task 1
Quy trình viết và chấm chữa tương tự như ngày 2. Tuy nhiên, mình tập trung vào Pie Chart, Map & Process. Điều quan trọng nhất là luôn luôn ghi chép lại các ideas hay cho từng dạng. Bên cạnh đó, mình cũng đọc tham khảo mẫu cho dạng Mixed Chart. Với dạng bài này, mình không thực hành viết mà chỉ đọc để nắm được cách kết hợp viết hai dạng chart trong 1 bài.
Ngày 4: Writing Task 2
Sau khi đã hoàn thành tất cả các dạng Writing Task 1, mình bắt đầu chuyển sang Task 2. Tổng hợp dạng bài, yêu cầu và cấu trúc của một bài essay sẽ giúp mình có một cái nhìn bao quát về Task 2. Để biết được mình cần đưa những gì vào Writing Task 2, mình đọc và phân tích Writing Rubric (Band Descriptors) Task 2.
Khi đã nắm được cơ bản Writing Task 2, mình xem hướng dẫn cách viết Introduction và Conclusion paragraph. Phần lớn thời gian trong ngày 4 mình sẽ tập trung vào Task 2, nhưng vẫn đồng thời đọc thêm sample Writing Task 1. Samples thường là các bài viết có trong đề thi thật và đã được chấm chữa từ band 7.0 – 8.0.
Ngày 5: Writing Task 2
Tìm hiểu cấu trúc viết cho từng dạng Opinions, Advantages and Disadvantages. Với mỗi dạng, mình sẽ xem hướng dẫn cách triển khai ý cho Body paragraphs, đọc bài mẫu để rút kinh nghiệm. Nếu bạn thắc mắc mình xem hướng dẫn ở đâu thì câu trả lời là mình kết hợp đọc sách hướng dẫn Writing và xem một số video trên Youtube từ các giáo viên hoặc cực giám khảo IELTS. Quy trình chấm chữa mình thực hiện tương tự Task 1.
Đọc thêm bài viết về Tất tần tật tài liệu giúp mình đạt IELTS 8.0
Ngày 6: Writing Task 2
Phân tích cấu trúc bài dạng Problem & Solution. Viết, chữa bài mẫu, và tiếp tục đọc tham khảo sample cho dạng Problem & Solutions, Advantages & Disadvantages, và Opinions.
Ngày 7: Writing Task 2
Ngày cuối cùng của chặng đường rồi đây. Mình tìm hiểu cấu trúc dạng Double Questions. Đọc tham khảo bài mẫu và quan trọng nhất là tổng hợp kiến thức đã ôn cả hai Task theo bullet points (hoặc mindmap).
Lịch trình ôn IELTS Writing cấp tốc trong 7 ngày có thể nói là rất căng thẳng. Trong 7 ngày này mình chỉ tập trung vào Writing và dành rất ít thời gian cho các kĩ năng khác. Tuy nhiên, nhờ vào sự tập trung cao độ đó mà kết quả đạt được khiến mình khá hài lòng.
Lưu ý là lịch trình này chỉ dành cho đối tượng có trình độ tiếng Anh khá và thường xuyên sử dụng tiếng Anh, dù không theo format IELTS Writing. Tuy vậy mình vẫn không khuyến khích việc ôn không đều các kĩ năng. Bởi sự chênh lệch điểm có thể khiến bạn bị giữ điểm và nhiều vấn đề khác. Ngoài ra thì ôn tập trong thời gian gấp rút vậy cũng không giúp đảm bảo band điểm bạn muốn đạt được, khiến bạn tốn thêm chi phí và thời gian thi lại.
Mình sẽ chia sẻ phương pháp phân chia thời gian đầy đủ và hợp lí cho cả 4 kĩ năng trong một bài viết khác. Nếu bạn muốn nhận được thông báo, hãy comment xuống phần bình luận và đăng kí nhận newsletter nhé!