Mình đã nhận được khá nhiều câu hỏi về kỹ năng Note-taking sau bài review về quá trình thi và điểm số IELTS trước đó. Do không thể trả lời hết tất cả câu hỏi của các bạn nên mình quyết định viết một bài chia sẻ cụ thể về kỹ năng này và cách mình đã tận dụng Note-taking để đạt điểm tối đa cho phần thi nghe.
Note-taking là ghi chép một cách hệ thống thông tin mà mình tiếp cận được, đây là phương pháp quen thuộc không chỉ trong Listening, mà còn vô cùng hữu ích trong reading. Trong phần thi Listening, note-taking được hiểu là khả năng nghe, hiểu, và tổng hợp những gì nghe được một cách chủ động.
Vậy tại sao Note-taking hữu dụng trong IELTS Listening?
Theo một nghiên cứu mình đã đọc trước đó, bạn sẽ quên 80% những gì đã nghe nếu không ghi chép trong quá trình nghe.
Áp dụng kỹ năng note-taking khi làm bài thi Listening không chỉ giúp chúng ta bám sát và hiểu mạch nội dung bài, mà còn có thể chọn lọc và tập trung vào chi tiết cụ thể, đặc biệt có thể rèn luyện tư duy phản biện và dự đoán được nội dung cần điền trong trường hợp chúng ta lỡ mất thông tin.
Các bước Note-taking
Thực tế có rất nhiều các phương pháp note-taking khác nhau như Cornell Method, Chronological linear, Charting/Table, Mindmap,… Mỗi phương pháp có đặc thù riêng, yêu cầu riêng và phù hợp với những cá tính cụ thể. Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bản thân mình sau quá trình luyện tập đã tự điều chỉnh phương pháp note-taking để đạt hiệu quả nhất theo thói quen ghi chép.
- Be prepared for pre-listening sections: Mình luôn tận dụng khoảng thời gian trống giữa các section để đọc và gạch chân các từ/cụm từ quan trọng như heading, sub-headings, keywords, đồng thời dự đoán loại từ cần điền (nếu đó là dạng Word Filling)
- Outline main ideas: Sau khi đọc lướt câu hỏi hoặc phần nội dung cần điền từ, mình thường tạo khung note-taking với 2-3 cột, trong đó, cột bên trái dùng để viết ý chính/keywords từ câu hỏi, cột giữa sẽ dùng để note detailed ideas trong quá trình nghe, cột bên phải dùng cho việc bổ sung thông tin, giải thích thêm (nếu cần)
- Imagine the listening process: Đây là bước mình sẽ xem lướt những gì đã outline trong phần note-taking (main ideas) để hình thành bố cục các phần nghe trong đầu. Bằng cách này, mình có thể dự đoán được nội dung tiếp theo sẽ nghe mà không bị lạc trôi và có thể chủ động bám sát flow bài
- Actively listen & take notes: Chủ động ghi chép trong quá trình nghe, tránh ghi cả câu mà tập trung vào các từ khoá (thường là noun, number, adjective). Trong quá trình ghi chép, nếu xác định được khả năng cao đó là từ cần điền, mình sẽ khoanh tròn, còn nếu tác giả mention nhưng sau đó phủ định thì sẽ gạch chéo từ đã note được để loại bỏ đáp án cho tiện lọc thông tin sau khi take notes
- Review notes for answers: Mình không xem lại phần notes và chọn đáp án ngay sau khi nghe mà sẽ chuyển tiếp sang đọc đề và chuẩn bị cho phần nghe tiếp theo. Sau khi xong hết tất cả các phần, mình sẽ tận dụng 10 phút cuối để xem lại notes và chọn đáp án cho những câu còn trống.
Một số lỗi phổ biến trong quá trình Note-taking và lời khuyên
- Không đọc đề bài và nội dung câu hỏi: Luôn xem qua nội dung nghe, ít nhất là phần heading và loại từ cần điền, nếu dư thời gian có thể gạch chân keywords để phân biệt các đáp án (trong bài Multiple Choice)
- Viết câu dài hoặc bất kì từ nào nghe được —> Thay vào đó, chỉ note các từ khoá, sử dụng shorthand (tốc ký), các kí hiệu, kí tự (symbols), hoặc từ viết tắt (abbreviation). Ví dụ: ques (question), & (and), imp (important), dif (different/difficult), eg (ví dụ), exc (excellent)
- Ghi chép tràn lan, không theo thứ tự —> Nên luyện tập và điều chỉnh theo phương pháp cụ thể, có thể thay đổi phương pháp take notes cho từng dạng bài, sử dụng cách dấu – + để hệ thống phần ghi chép
- Cố gắng nhớ cách viết một từ đã quên —> Việc cố gắng nhớ ra từ mà bạn tạm thời quên mất cách viết có thể gây tốn thời gian và miss đáp án cũng như flow bài nghe. Nên viết phiên âm tiếng Việt từ đã nghe được và quay trở lại sau khi đã hoàn thành phần listening để đoán từ. Ví dụ: immerse (im mớts)
- Chỉ nghe keywords —> Cố gắng nghe – hiểu thay vì chỉ tập trung nghe keywords xuất hiện trong bài, vì bài nghe thường sử dụng từ đồng nghĩa,… Thay vào đó, cần nghe các dấu hiệu khác như transitional terms (next, secondly), summarizing cues
NGUỒN LUYỆN TẬP KỸ NĂNG NOTE-TAKING
VOA Learning English (Link: https://www.youtube.com/@voalearningenglish)
Bộ IELTS Cambridge & Recent Actual Test
Kurzgesagt – In a Nutshell (Các video giải thích về hiện tượng, sự việc, đa lĩnh vực trong cuộc sống) (Link: https://www.youtube.com/@kurzgesagt)
Hy vọng những chia sẻ từ chính trải nghiệm của mình sẽ phần nào giúp bạn cải thiện điểm số kỹ năng IELTS Listening và khả năng nghe hiểu tiếng Anh. Nếu bạn cũng từng áp dụng phương pháp này hoặc biết đến nguồn tài liệu luyện note-taking phù hợp thì hãy để lại comment phía dưới nhé!